Xem chi tiết bài viết - Xã Vĩnh Khê - Vĩnh Linh

Tin hoạt động

Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh về nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công


Ngày cập nhật: Ngày cập nhật:  04/04/2023

Theo kết quả công bố năm 2021 của Bộ Nội vụ và Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam, Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh Quảng Trị 3 năm liên tiếp có tăng tổng điểm và một số điểm thành phần, tuy nhiên vị trí xếp thứ đều giảm trong bảng xếp hạng của 63 tỉnh, thành phố cả nước. Kết quả trên cho thấy, mặc dù cả hệ thống chính trị của tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuy nhiên tính chỉ cải thiện được điểm số, chưa cải thiện được vị trí xếp hạng theo mục tiêu, yêu cầu của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra.

 

Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của lãnh đạo, nhất là người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đơn vị sự nghiệp công lập về các chỉ số nêu trên chưa tốt; sự quan tâm và tính quyết định trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính còn hạn chế nên dẫn đến một số nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chưa đảm bảo thời gian, chất lượng; chưa có giải pháp phù hợp, kịp thời khắc phục những tồn tại, vướng mắc.

Sự phối hợp giữa một số ngành, đơn vị, địa phương trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính liên thông chưa đồng bộ, thống nhất nên tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính, nhất là hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai khá lớn. Tỷ lê dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ còn thấp. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ có tinh thần, trách nhiệm chưa cao, còn nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Ý kiến điều ttra, đánh giá của đại biểu Hội đồng nhân dân và lãnh đạo các cấp về thực hiện nhiệm vụ CCHC của tỉnh còn thấp, có phần chưa sát với kết quả thực hiện CCHC của tỉnh; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp thông qua kết quả điều tra xã hội học đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính và về các dịch vụ y tế, giáo dục chưa cao; việc thực hiệ quy chế dân chủ ở cơ sở có nơi chưa đúng quy định…

Để đẩy mạnh thực hiện công tác CCHC của tỉnh và cải thiện, nâng  cao các Chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Đẩy mạnh việc quán triệt trong lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các ngành, đơn vị sự nghiệp công lập về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS và PAPI gắn với tiếp tục quán triệt các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác CCHC nhằm nâng  cao nhận thức, thái độ và ý thức trách hiệm trong việc xây dựng một hệ thống công vụ phục vụ người dân và doanh nghiệp.

2. Xác định công tác CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số là nhiện vụ cấp bách trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác CCHC hàng năm; gắn CCHC với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và công tác thi đua, khen thưởng; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành trong công tác cải cách hành chính; thường xuyên rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ đơn vị đạt được để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết hàng năm phù hơp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời có sáng kiến, giải pháp trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

3. Hàng năm, sau khi có báo cáo phân tích, đánh giá xếp loại các chỉ số PAR Index, SIPAS và PAPI, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã rà soát để có các giải pháp cụ thể, nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế; phấn đấu cải thiện, nâng cao Chi số PAS Index năm 2002 của tỉnh Quảng Trị từ 5 đến 10 bậc; cải thiện thứ hạng trong các năm tiếp theo để đạt mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.

4. Thực hiện cắt giảm 20-25% thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), đơn giản hóa TTHC đang gây khó khăn cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tăng cường thực hiện tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính trên môi trường điện tử chấm dứt tình trạng tiếp nhận hồ sơ tại phòng chuyên môn.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa UBND cấp huyện và Chi cục thuế cấp huyện, Chi  nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện trong giải quyết TTHC, tập trung giải quyết dứt điểm số lượng hồ sơ TTHC trễ hẹn, nhất là hồ sơ TTHC trong lĩnh vực đất đai; không để người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần giải quyết TTHC. Xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về TTHC đúng quy định; thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức đối với hồ sơ quá hạn theo quy định.

5. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối; thực hiện các quy định về quản lý biên chế, về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm số lượng tổ chức giảm số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý nhà nước. Thực hiện đúng cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh đề án vị trí việc làm. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

6. Thực hiện tốt công tác tài chính ngân sách, quản lý, sử dụng tài sản công. Thực hiên có hiệu quả cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng số đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và hoàn thành việc giải ngân theo kế hoạch được giao; thực hiện nghiêm các kiến nghị thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách.

7. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới xây dựng xã hội số, kinh tế số; tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số theo Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy và Quyết định 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh ban hành Đề án chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

8. Nghiên cứu, đề xuất các mô hình, sáng kiến, giải pháp để tạo đột phá về cải cách hành chính và chủ động áp dụng, nhân rộng các mô hình, sáng kiến, giải pháp về công tác CCHC tạo được hiệu quả thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Phát động phong trào thi đua về thực hiện nhiệm vụ CCHC; kịp thời khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt hoặc vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

9. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn vị; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện; xếp loại chính quyền cơ sở vững mạnh gắn với công tác thi đua-khen thưởng hàng năm và đánh giá, đề bạt bổ nhiệm cán bộ. Thực hiện đầy đủ, chính xác việc đo lường, xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế công lập.

10. Thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ với các nội dung: “Công khai để dân biết”, “dân bàn và quyết định”, “dân bàn và dân biểu quyết”; công khai các quy định về thu chi ngân sách, xét hộ nghèo, đất đai; cung cấp đầy đủ, chất lượng các dịch vụ hạ tầng cơ sở thiết yếu; chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết hỗ trợ CCHC nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, cấp phép xây dựng, các nội dung liên quan đất đai, tài nguyên môi trường, quản lý đô thị… Xử  lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, địa phương do mình phụ trách.

11. Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai, thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị.

12. Các cơ quan tham mưu phụ trách các lĩnh vực CCHC của tỉnh (Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh) tăng cường vai trò, trách nhiệm trong công tác tham mưu triển khai; đề xuất các giải pháp cụ thể, đột phá của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra tại Nghị quyết số 01-NQ-TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch CCHC nhà nước tỉnh Quảng Trị giải đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh.

13. Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh: Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục quản lý thị trường, Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước; UBND huyện, thị xã, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh toán trực tuyến trong giải quyết hồ sơ TTHC, nhằm rút ngắn thời gian, chấm dứt tình trạng trễ hẹn hồ sơ, tăng tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh ban hành các quy trình liên thông thực hiệ thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, góp phần thu hút đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

14. Đề nghị Ủy ban MTTQN tỉnh, các đoàn thể chính trị, các hội ngành nghề, các cơ quan thông tin, báo chí đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trong đoàn viên, hội viên nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh và giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách, quy chế dân chủ ở cơ sở và sự phục vụ của công chức, viên chức, cơ quan hành chính nhà nước nhằm góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện và nâng cao các Chỉ số PAR Index, SIPAS, PAPI trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

15. Giáo Sở nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh chịu trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai thực hiện (lồng ghép trong báo cáo 6 tháng và báo cáo năm về thực hiện nhiệm vụ cách cách hành chính của tỉnh).

Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn quán triệt, nghiêm túc triển khai, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để được hướng dẫn, giải quyết.

CÁC TIN KHÁC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH